- Khuyến mại
- Tin tức
- Downloads
- Hướng dẫn cài đặt
- Blogs
- Chính sách
- Hỗ trợ
- FAQs
- Tuyển dụng
Về kinh doanh nhà hàng, theo mặt bằng chung chúng ta nhìn thấy hiện nay, kinh doanh nhà hàng có nhiều người làm ăn phát đạt, khách hàng nườm nượp, doanh thu hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, nhưng cũng có không ít người thất bại, thất thoát hàng trăm thậm chí hàng tỷ đồng vì không tìm hiểu kỹ, không khai thác được các nguyên tắc cần thiết khi bắt đầu kinh doanh ở lĩnh vực này.
Vậy những nguyên tắc ấy là gì? Nguyên nhân vì sao mà lại dẫn đến thất bại trong kinh doanh nhà hàng?
Hãy cũng Hacode tìm hiểu về những nguyên nhân khiên kinh doanh nhà hàng thất bại, biết đâu đấy lại giúp ích cho các bạn thì sao?
1. Định vị sai nhu cầu của khách hàng.
Nguyên nhân đầu tiên cần kể đến chính là việc định vị sai nhu cầu của khách hàng, nói nôm na dễ hiểu hơn thì là định hướng sai nhu cầu của ngừoi tiêu dùng, người chi tiền. Mà nếu hiểu theo một khía cạnh khác thì tôi cho rằng đó chính là đi sai hướng bạn vạch ra từ ban đầu.
Thật vậy, bởi khi mới vạch kế hoạch bạn đã định vị đối tượng khách hàng của mình là những ai rồi và bạn đã phải lên thực đơn cho phù hợp rồi, tuy nhiên việc kinh doanh lại không hiệu quả, không đạt được như những gì bạn kỳ vọng, thì nguyên nhân đầu tiên chính là việc xác định target khách hàng của bạn đang bị lệch, cần dừng lại nhìn nhận và đánh giá khi vấn đề xảy ra để hướng tới mục tiêu khách hàng như ý muốn, đảm bảo rằng con đường bạn vạch ra đã ổn và bạn đang đi đúng đường.
Đừng làm theo cảm tính, cần nhìn vào thực tế. Đừng làm theo cái bạn thích mà hãy nhìn vào những gì khách hàng đang cần. Bởi những gì bạn thích thì chưa chắc khách hàng đã thích, và dù có thì số lượng đối tượng đó cũng không nhiều.
Gợi ý phương án là bạn có thể dành thời gian để tìm hiểu menu của các nhà hàng có cùng ý tưởng để thấy được chân thực hơn về khẩu vị, mức độ chi trả của đối tượng mà bạn hướng tới. Kỹ càng hơn nữa thì bạn có thể làm một cuộc điều tra khảo sát với những người dân xung quanh nơi bạn định mở nhà hàng để hiểu rõ hơn về thói quen, phong tục nơi đó cũng như nắm được khẩu vị của họ. Như vậy thì những điều bạn chuẩn bị sẽ sát với nhu cầu của khách hàng hơn, sẽ là một phần không nhỏ để tạo dựng chỗ đứng và thương hiệu cho nhà hàng của bạn.
2. Vị trí mở nhà hàng không phù hợp
Vị trí mở nhà hàng cũng là một yếu tố góp phần không nhỏ trong sự ăn nên làm ra của nhà hàng.
Thường thì tùy vào từng mô hình, tùy vào từng đối tượng khách hàng hướng tới mà vị trí của nhà hàng cũng có những tiêu chí lựa chọn khác nhau.
Nhưng thường thì khi mở nhà hàng, các chủ đầu tư sẽ ưu tiên việc lựa chọn những vị trí ở nơi đông dân cư, kinh tế, dân trí tốt. Nơi có tập trung nhiều cơ quan làm việc. Mặt tiền thoáng, diện tích rộng, ưu tiên gần bãi đỗ xe hay có bãi để xe rộng để thuận tiện cho cái Ngại của khách hàng.
3. Không có sự khác biệt
Với số lượng nhà hàng đang mọc lên mỗi ngày thì để nhà hàng của bạn có thể tồn tại được và duy trì được một lượng khách hàng nhất định đảm bảo hoạt động kinh doanh của bạn không bị âm thì nhà hàng cảu bạn cần phải có sự khác biệt.
Vậy sẽ phải khác biệt như thế nào đây? Làm sao để có thể tìm ra được sự khác biệt của mình với những nhà hàng khác? Đây là câu hỏi không dễ để trả lời chút nào. Tuy nhiên, khi bạn đã xác định đúng đối tượng khách hàng, bạn đã xác định rõ chân dung khách hàng thì tôi tin bạn sẽ tìm ra được điểm khác biệt so với những nhà hàng khác.
Sự khác biệt đó có thể là gì? Sự khác biệt có thể đến từ nội thất trang trí bên trong nhà hàng của bạn. Sự khác biệt có thể đến từ đồng phục, cách phục vụ hay dịch vụ phục vụ khách hàng. Sự khác biệt có thể đến từ món ăn, đến từ thưỡng hiệu hay về giá cả,…
Có rất nhiều phương diện để xét xem rốt cuộc điểm mạnh của nhà hàng của bạn là gì, từ đó có thể tập trung đẩy mạnh thế mạnh đó và tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của bạn.
4. Không đầu tư quảng bá thương hiệu
Ngày nay, công nghệ đã phát triển tới nền tảng 4.0, nền tảng công nghệ số tiên tiến. Mạng xã hội đang rất phát triển và được nhiều nhà đầu tư tận dụng hiệu quả trong việc làm Marketing, PR, quảng bá thương hiệu của mình. Do đó việc không biết tận dụng điều này để quảng bá thương hiệu của bạn là một sai lầm nghiêm trọng. Vì không bắt kịp với xu thế thì bạn vĩnh viễn là người đến sau và không thể duy trì được hoạt động kinh doanh cho nhà hàng được.
Hãy biết học hỏi những gì mà mọi người đang làm để có thể theo kịp tiến trình, nếu nhanh nhạy có thể bạn sẽ đoán trước được tình hình sắp tới để có hướng thay đổi sao cho phù hợp, đây cũng có thể coi là sự khác biệt của bạn, đánh được vào thế mạnh của bản thân.
Hãy đầu tư quảng bá thương hiệu, đây là lời khuyên chân tình mà chúng tôi gửi tới bạn.
5. Thái độ của nhân viên phục vụ
Giả sử, đặt mình vào vị trí khách hàng, đến một nhà hàng bạn sẽ mong muốn điều gì?
Bạn sẽ thích một nhà hàng mà nhân viên ở đó luôn điềm đạm, niềm nở và thân thiện với khách hàng hay sẽ thích một nhà hàng mà nhân viên không cần quan tâm tới cảm xúc của khách hàng, không nhiệt tình trong việc phục vụ, thậm chí còn tỏ ra khó chịu, gắt gỏng với khách hàng.
Chắc hẳn ai cũng sẽ thích đến một nơi mà nhân viên ở đó phục vụ tận tình, chu đáo, luôn cười tươi, niềm nở với khách hàng hơn chứ đúng không nào? Bởi khi đó ta được tôn trọng, ta được coi như ông hoàng, bà hoàng đúng với ý nghĩa của câu “Khách hàng là thượng đế” vậy.
Do đó, thái độ của nhân viên là một yếu tố cực kỳ quan trọng là cái mà khách hàng nhìn thấy và được trải nghiệm đầu tiên khi bước chân vào nhà hàng của bạn. Do đó hãy quan tâm hơn tới việc đào tạo một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, bài bản, tôn trọng khách hàng như chính mình mong muốn được ngừơi khác tôn trọng vậy. Đừng để khách đến một lần rồi ra đi mãi mãi, nếu vậy thì bạn chỉ có thể thất bại chứ không thể tồn tại lâu dài được.
6. Chưa chuẩn bị nguồn vốn để quay vòng
Một vấn đề nữa trong kinh doanh nhà hàng mà hầu như rất ít ngừoi để ý tới, đó là việc chuẩn bị nguồn vốn xoay vòng.
Trong khoảng 4 -5 tháng đầu tiên là khoảng thời gian mà bạn xây dựng đứa con tinh thần của mình từ A –Z để có thể định vị được bạn trong đầu khách hàng, để khách hàng có thể nhận diện được nhà hàng của bạn. Do đó, mọi nguồn vốn đổ ra hay mọi nguồn chi thu về cũng hãy đều tính trong chi phí, và hãy nhớ là chuẩn bị một nguồn vốn dự phòng để xoay vòng vốn, tránh việc dồn tất cả để đầu tư vào nhà hàng, rồi sau 4 -5 tháng đầu khi doanh thu, lợi nhuận chưa kịp đổ về hoàn vốn thì bạn đã cạn kiệt nguồn ngấn sách, như vậy thì việc sập tiệm chỉ là trong một sớm một chiều mà thôi.
7. Thất bại trong vai trò người chủ quản lý
Là một người cầm cương, là người dẫn dắt và cũng là người đồng hành cùng phát triển với nhà hàng, thì bạn không thể nào điều hành nếu như trong đầu bạn không có kiến thức được. Vẫn có câu nói rất nổi tiếng là “ Ngu dốt cộng nhiệt tình thành phá hoại”
Đừng để mình rơi vào tình cảnh như vậy. Trước hết , để quản lý tốt, để có thể nắm bắt được tình hình nhà hàng mọi lúc mọi nơi và kịp thời có phương án để phát triển, vực dậy nhà hàng thì bạn cần phải có kỹ năng và kiến thức.
Nếu bạn không có kỹ năng và kiến thức thì bạn sẽ rất khó khăn để có thể quản lý và điều hành nhà hàng của mình một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
Cũng như việc bạn trồng sen đá mà lại tưới cho nó quá nhiều nước chẳng hạn chắc chắn cây sẽ chết.
Vậy nên hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức cơ bản về nhà hàng, về quản lý nhà hàng để có thể hiểu được tâm tu nguyện vọng của nhân viên, hiểu được thị hiếu của khách hàng và có thể điều hành công việc của mình được tốt nhé!
Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được phần nào những khúc mắc trong bạn.
--------------------------------------------